Sau khi cử tri nhiều địa phương kiến nghị cần quản lý và xử lý nghiêm hơn việc dạy thêm,Đểkhôngcòntìnhtrạngđềkiểmtrachỉhélộởlớphọcthêxem phim chiếu rạp miễn phí học thêm tràn lan, cơ quan chủ quản ngay lập tức có động thái nhắc nhở quy định trong Thông tư số 17/TT-BGDĐT ngày 16.5.2012 về dạy thêm, học thêm. Đồng thời Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định sẽ tham mưu với Chính phủ đề xuất Quốc hội đưa hoạt động dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện và nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Thông tư 17 cho phù hợp.
Dạy thêm là quyền lợi chính đáng của giáo viên nếu...
Thẳng thắn nhìn nhận vào thực tế đời sống của đại bộ phận giáo viên hiện nay thì dạy thêm là giải pháp để cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống. Nếu bác sĩ có thể mở phòng khám tư sau giờ hành chính và nhiều người ở các ngành nghề khác có thể bôn ba ngoài giờ làm việc để tăng thu nhập thì nhà giáo dạy thêm là quyền lợi chính đáng.
Cán cân cung – cầu trong giáo dục là cơ hội cho giáo viên có thể kiếm thêm thu nhập cho cuộc sống cá nhân. Khi học sinh muốn ôn luyện kiến thức chưa vững, muốn trui rèn thêm năng lực nâng cao phục vụ các kỳ thi tuyển sinh, chuyển cấp, thi học sinh giỏi… thì các lớp học thêm là địa chỉ tin cậy để người học tìm đến. Việc học thêm nếu xuất phát điểm từ nguyện vọng chính đáng của người học thì không đáng bị phàn nàn, lên án.
Biến tướng của dạy thêm, học thêm làm xói mòn niềm tin giáo dục
Chỉ có điều nạn dạy thêm, học thêm tràn lan, biến tướng đã đục khoét niềm tin của dư luận về chất lượng bài học, hiệu quả giáo dục, đạo đức nhà giáo.
Chính những "ung nhọt" ấy khiến bức tranh dạy thêm, học thêm nhuốm màu xám xịt và u tối. Từ đây, lời ta thán của học sinh, câu phẫn nộ của phụ huynh và tiếng đả kích từ dư luận xã hội mới vang lên.
Không hiếm lớp học thêm bên ngoài nhà trường do giáo viên mở lớp, "bắn" địa chỉ cho phụ huynh và rộng cửa đón học sinh chính khóa của mình. Bài học trên lớp lửng lơ nửa chừng sẽ tiếp nối ở lớp học thêm. Bài kiểm tra đúng dạng, đúng đề chỉ hé lộ ở lớp học thêm. Điểm số chênh lệch không nhỏ giữa học sinh học và không học thêm khiến phụ huynh bức xúc.
Câu chuyện trên hẳn chúng ta đã nghe, thấy và tường tận không ít. Chính những "con sâu" ấy khiến người thầy chân chính dạy thêm bằng tài – tâm – đức tự dưng nhem nhuốc rồi nhận "gạch đá" của dư luận.
Chưa kể tiền bạc, thời gian, công sức đưa đón đổ dồn gánh nặng khiến vô số gia đình nhỏ quay cuồng theo lịch học thêm của con. Xót xa vô cùng khi một báo cáo phân tích ngành giáo dục Việt Nam năm 2011-2020 chỉ ra rằng chi phí học thêm là khoản lớn nhất đối với gia đình học sinh phổ thông hiện nay. Theo đó, chi phí học thêm đối với học sinh tiểu học là 32%, THCS là 42% và THPT 43%.
Siết chặt hơn chất lượng các giờ học chính khóa và thay đổi cách thi cử
Nếu chỉ đơn thuần là ôm cặp đến trung tâm, nhà riêng giáo viên sau giờ học để bổ trợ kiến thức, nâng cao năng lực thì hẳn là câu chuyện dạy thêm, học thêm đã không nhức nhối như thế.
Bức tranh dạy thêm, học thêm cần một chiếc áo mới, vừa vặn và tươi sáng. Ở đó, người thầy chân chính có cơ hội cải thiện thu nhập, học sinh có nguyện vọng chính đáng bổ trợ và nâng cao năng lực được hỗ trợ điều kiện tiếp cận chất lượng giáo dục uy tín. Và những lớp học thêm tai tiếng vì "găm bài", "gạ đề", "gieo sạ điểm số" phải bị thanh trừng một cách nghiêm khắc, quyết liệt.
Để trả lại sự trong sạch cho môi trường dạy thêm, học thêm, thiết nghĩ cơ quan chủ quản cần nhanh chóng và khẩn trương sửa đổi các quy định liên quan để quản lý hiệu quả, sâu sát, thiết thực và hài hòa lợi ích của học sinh, phụ huynh và giáo viên. Nhằm tránh tối đa dư luận xấu liên quan đến vấn nạn dạy thêm, học thêm biến tướng, hãy mạnh tay xử lý giáo viên vi phạm quy định tổ chức lớp học thêm bên ngoài nhà trường.
Bên cạnh đó là siết chặt hơn chất lượng các giờ học chính khóa cũng như thay đổi tư duy thi cử và cởi trói bớt áp lực học hành đang đè nặng tâm trí, cảm xúc của học sinh.
Xem nhanh 20h ngày 12.3: Việt Nam sắp 100 triệu người | Siêu bụi ở siêu dự án sân bay Long Thành